Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

NẠO VA KHI NÀO???

VA là tổ chức có lợi cho hệ thống chống lại vi rút, vi khuẩn đường hô hấp, nhưng hoạt động nhiều bị viêm nhiễm lại gây khó chịu, thường sẽ teo khi 6 -7 tuổi
- Làm sao biết trẻ bị VA:
Chảy mũi kéo dài nhất là mũi xanh (thò lò mũi xanh); nghẹt mũi, kéo dài thở khò khè; ngủ ngáy ; ho kéo dài do mũi chảy xuống họng làm ho.
- Làm sao biết chắc là có VA:
Dựa vào chụp X quang hay nội soi.
Do có chức năng đặc biệt nên VA thường xuyên bị viêm nhiễm và có thể sẽ gây đến tình trạng viêm VA gây khó chịu, mệt mỏi hoặc thậm chí là biến chứng xấu nếu không được chữa trị kịp thời. Bản thân một V.A bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh (foyer d’infection), để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản...Thông thường khi bệnh nhân bị mắc viêm VA tái đi tái lại nhiều lần các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hay thường gọi là nạo VA.
Để thực hiện thủ thuật nạo VA các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê sau đó đưa thìa nạo đưa qua đường miệng nạo hết phần sùi quá phát của VA. Mặc dù thao tác của việc phẫu thuật khá đơn giản và có thể thực hiện nhanh chóng nhưng nó vẫn kéo theo những nguy cơ xảy ra như chảy máu sau mổ là biến chứng thường gặp, một số trường hợp chảy máu nhiều còn phải nhét bấc vào mũi. Trẻ có thể có phản ứng dị ứng hay rối loạn hô hấp liên quan tới gây mê.
Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp: Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm); Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát; V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên. Còn không không nên nạo VA.