Chào mọi người!
Tôi là BS.Quân Giáp hiện đang công tác tại khoa TAI-MŨI-HỌNG bệnh viện 198 Bộ Công An.
Tôi là BS.Quân Giáp hiện đang công tác tại khoa TAI-MŨI-HỌNG bệnh viện 198 Bộ Công An.
Về
cuộc sống cá nhân, tôi có một gia đình nhỏ gồm vợ với 2 người bạn nhỏ đều là
con trai. Một bạn là Adin năm nay 7 tuổi, bạn nữa là Nadi năm nay 4 tuổi.
Về công việc, tuy khoa Tai - Mũi
- Họng có rất nhiều bệnh nhân từ già tới trẻ, nhưng công việc của tôi đa phần
xoay quanh 2 nhóm bạn. Một là các bạn nhỏ từ sơ sinh đến 7-8 tuổi hai là mẹ của
các bạn nhỏ đó.
Tôi lập ra Blog: https://bacsyquangiap.blogspot.com/ để chia sẻ các kiến thức y khoa sẵn có của mình về những vấn đề:
- Chăm sóc sức khoẻ cho bé
- Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
và cách phòng chống
- Phương pháp chữa bệnh đúng cách
ở trẻ
Đặc biệt chia sẻ giới thiếu những sản phẩm tôi cho là tốt nhất,
do tôi tự nghiên cứu, xem xét hồ sơ và được kiểm nghiệm từ hàng trăm bệnh nhân
đã được khám chữa để giúp mọi người chữa bệnh tận gốc. Phần lớn thì mọi
người thường đã biết đến tôi qua FanPage: https://www.facebook.com/bacsyquangiap198/ . Ở
đó tôi thường giúp mọi người trả lời các thắc mắc về bệnh. Bắt nguồn từ thực tế.
Trong lúc tôi đang khám bệnh thường xuyên nhận được tin nhắn, điện thoại nhờ giải
đáp. Hoặc bản thân tôi thấy cách chăm sóc bệnh nhi của phụ huynh là sai nhưng
không có thời gian để giải thích, nhắc nhở.
“Hơn 10 năm làm bác sĩ, tôi sợ ba điều và luôn tìm cách chế ngự nó. Sợ nhất bệnh nhân chết, sau đó là sợ bỏ sót bệnh và thứ ba là sợ bệnh nhân nghèo đi”…
- Bất cứ bác sĩ nào tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân có khả năng tử vong đều có cảm giác sợ. Khi mình đang thăm khám cho bệnh nhân mà bệnh nhân chết mà không hiểu vì lý do gì. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh.
Nỗi sợ thứ 2 là bệnh nhân có bệnh gì mà không tìm ra, tức là bác sĩ để sót bệnh. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân. Đôi khi sự chậm trễ này khiến bệnh nhân có thể bị tử vong vì không được chữa chạy kịp thời.
Còn nỗi sợ thứ 3 là lo làm bệnh nhân nghèo đi vì quyết định chẩn đoán bệnh không chính xác của người bác sĩ. Đa số bác sĩ thường không để ý tới kinh tế của người bệnh. Nhiều người rất vất vả một thời gian dài mới tích cóp được số tiền ít ỏi. Nhưng vì mắc bệnh, họ phải tiêu tốn vào việc chữa trị.
Thậm chí, không ít người phải đi vay nóng và mang nợ suốt cuộc đời. Nếu bác sĩ không chú ý tới khả năng chi trả của bệnh nhân thì vô tình làm bệnh nhân nghèo đi…
Bởi vậy, sau này khi tham gia công tác giảng dạy, đào tạo, tôi vẫn thường dặn học viên của mình, sau này làm nghề chữa bệnh giỏi rồi thì cố làm sao học cách tiết kiệm tiền cho bệnh nhân, trước hết là phải tối giản những xét nghiệm kỹ thuật không cần thiết trong quá trình thăm khám bệnh cho họ.
“Hơn 10 năm làm bác sĩ, tôi sợ ba điều và luôn tìm cách chế ngự nó. Sợ nhất bệnh nhân chết, sau đó là sợ bỏ sót bệnh và thứ ba là sợ bệnh nhân nghèo đi”…
- Bất cứ bác sĩ nào tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân có khả năng tử vong đều có cảm giác sợ. Khi mình đang thăm khám cho bệnh nhân mà bệnh nhân chết mà không hiểu vì lý do gì. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh.
Nỗi sợ thứ 2 là bệnh nhân có bệnh gì mà không tìm ra, tức là bác sĩ để sót bệnh. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân. Đôi khi sự chậm trễ này khiến bệnh nhân có thể bị tử vong vì không được chữa chạy kịp thời.
Còn nỗi sợ thứ 3 là lo làm bệnh nhân nghèo đi vì quyết định chẩn đoán bệnh không chính xác của người bác sĩ. Đa số bác sĩ thường không để ý tới kinh tế của người bệnh. Nhiều người rất vất vả một thời gian dài mới tích cóp được số tiền ít ỏi. Nhưng vì mắc bệnh, họ phải tiêu tốn vào việc chữa trị.
Thậm chí, không ít người phải đi vay nóng và mang nợ suốt cuộc đời. Nếu bác sĩ không chú ý tới khả năng chi trả của bệnh nhân thì vô tình làm bệnh nhân nghèo đi…
Bởi vậy, sau này khi tham gia công tác giảng dạy, đào tạo, tôi vẫn thường dặn học viên của mình, sau này làm nghề chữa bệnh giỏi rồi thì cố làm sao học cách tiết kiệm tiền cho bệnh nhân, trước hết là phải tối giản những xét nghiệm kỹ thuật không cần thiết trong quá trình thăm khám bệnh cho họ.
Nếu mẹ nào muốn cập nhập các thông tin về chăm
sóc sức khoẻ cho bé thì ấn “Theo dõi" Blog này. Ngoài ra cũng nên xem thêm
các bài viết mang tính “tư tưởng" về khám chữa bệnh cho trẻ của tôi một
chút. Khi mẹ đọc kỹ các bài này sẽ tự thấy toàn bộ các phương pháp khám chữa
chăm sóc trẻ nhỏ của tôi đề đựa trên nên tảng này. Một số bài tôi tâm đắc:
- Chữa bệnh cho con phải chữa từ
gốc
- Bố mẹ cứ thấy con ho sốt mà
dùng kháng sinh là đang hại con
- Sức đề kháng - “của để
dành" mẹ cho quý hơn kho báu
Cuối cùng, chúc các mẹ tìm ra cho mình một
phương pháp để nuôi con khoẻ dạy con ngoan, làm sao cho mình nhàn mà con mình
vui vẻ khoẻ mạnh suốt ngày.
Thân ái!